Các câu hỏi sau đây bạn cần phải trả lời trước khi bắt đầu thực tập thiền:
Thiền có từ khi nào, có bao nhiêu loại thiền? Những lợi ích của thiền là gì? Vì sao chúng ta cần phải tập thiền và chúng ta tập thiền để làm gì?
Thiền là gì?
Thiền (zh. chán 禪, ja. zen), gọi đầy đủ là Thiền-na (zh. chánna 禪那, sa. dhyāna, pi. jhāna, ja. zenna, en. meditation), là thuật ngữ Hán-Việt được phiên âm từ dhyāna trong tiếng Phạn.
Thiền có mặt từ trước khi Đức Phật Thích Ca ra đời, và có mặt trong nhiều tôn giáo. Mỗi tôn giáo có cách tiếp cận và phát triển thiền khác nhau và có những mục đích cụ thể khác nhau. Tại Tâm Phật, chúng ta sẽ nghiên cứu về thiền trong Phật giáo.
Trong kinh điển Phật giáo: có giới thiệu hai phương pháp thiền là Thiền định (Samatha meditation) và Thiền quán (Vipassana meditation), nhất tâm thực tập đúng hai phương pháp thiền này đều có thể đưa chúng ta đến trí tuệ giải thoát. Tuy nhiên theo kinh nghiệm thực tế của nhiều thiền sư thì Thiền quán có vai trò thiết yếu để đạt trí tuệ giải thoát: "có quán mới có tuệ". Và mục đích cuối cùng của thiền trong Phật giáo là giải thoát. Ngoài ra thiền còn có nhiều công dụng và lợi ích khác.
Thiền định (Samatha meditation)
Là phương pháp thiền giúp chúng ta thanh lọc tâm, tịnh tâm, giảm căng thẳng mệt mỏi và giúp cơ thể phục hồi, tăng cường khả năng tập trung.
"Định" trong Thiền định chỉ trạng thái tĩnh, tịnh tâm hay nhất tâm. Thiền định bắt đầu với "Tứ thiền" và có chín loại định "Cửu thứ đệ định" sau:
Cho thấy nếu tu tập theo Thiền định để giải thoát rất khó phải đạt đến định thứ chín, nhưng Tứ thiền lại có công dụng to lớn trong việc phục hồi tinh thần, thể chất và trị liệu. Mặt khác tuỳ vào căn cơ của mỗi người, theo kinh điển ta vẫn có thể nhất tâm tu tập theo Thiền định để đạt trí tuệ giải thoát.
Thiền quán (Vipassana meditation)
Là phương pháp thiền nhìn sâu vào đối tượng, hiện tượng, các quy luật của vũ trụ, trời đất ... phân tích và chứng ngộ ra được các chân lý của đạo Phật từ đó đạt được trí tuệ giải thoát.
"Định" trong Thiền quán: được hiểu là chứng ngộ được các “định lý” trong đạo Phật về các pháp ấn: Vô thường, Vô ngã, Tính không, Niết bàn … do đó có rất nhiều định trong Thiền quán, nó như là định lý, chân lý … nhưng phải được tu tập chứng ngộ mà ra chứ không phải chỉ là hiểu biết đơn thuần.
Và khi ta chứng ngộ được hay còn gọi là “định” được thì chúng ta sẽ có “tuệ“ (trí tuệ) giải thoát. (nguồn gốc của 3 từ: Giới - Định - Tuệ hay Niệm - Định - Tuệ)
Như vậy khi tập thiền chúng ta phải hiểu rõ mình đang tập thiền gì, mục đích thiền để làm gì, lựa chọn thiền phù hợp với mình thì việc tu tập mới có hiệu quả cao.
Cư sĩ Đường Minh.